[SUBGRANT MÙA 2] TỔNG KẾT DỰ ÁN “PHÁT TRIỂN CHUỖI GIÁ TRỊ THỔ CẨM TRUYỀN THỐNG GẮN VỚI GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM ĐỂ GIẢM ÁP LỰC LÊN TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN CHO PHỤ NỮ DÂN TỘC THIỂU SỐ MIỀN TÂY NGHỆ AN”

[SUBGRANT MÙA 2] TỔNG KẾT DỰ ÁN “PHÁT TRIỂN CHUỖI GIÁ TRỊ THỔ CẨM TRUYỀN THỐNG GẮN VỚI GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM ĐỂ GIẢM ÁP LỰC LÊN TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN CHO PHỤ NỮ DÂN TỘC THIỂU SỐ MIỀN TÂY NGHỆ AN”

Dự án Phát triển chuỗi giá trị thổ cẩm truyền thống gắn với giải quyết việc làm để giảm áp lực lên tài nguyên thiên nhiên cho phụ nữ dân tộc thiểu số miền Tây Nghệ An của Hội Nông dân huyện Kỳ Sơn thực hiện, một trong các sáng kiến được nhận hỗ trợ tài chính từ gói Win-Win for Vietnam mùa 2, được triển khai trong 6 tháng, từ ngày 1/1/2023 đến ngày 30/6/2023. 

Trong suốt thời gian thực hiện, dự án đã tổ chức các hoạt động, lớp tập huấn khác nhau, qua đó đã giúp 90 học viên tại bản Noọng Dẻ xã Nậm Cắn và bản Buộc xã Bắc Lý được tập huấn nâng cao tay nghề, thiết kế nhiều mẫu mã, tham gia sản xuất chuỗi… Các học viên còn được tập huấn nghề dệt thổ cẩm, thiết kế tạo ra những mẫu mã mới và sản phẩm truyền thống như: Vải, trang phục, khăn quàng, khăn trải bàn, gối, tranh treo tường… Quan trọng nhất là các học viên còn được được cung cấp sợi vải và kết nối đầu ra tiêu thụ sản phẩm. Ngoài giờ học ra, còn có các buổi giao lưu văn hóa văn nghệ được tổ chức tạo không khí vui vẻ, đoàn kết, gắn kết các học viên.

Về tổng thể, dự án đã hình thành chuỗi giá trị từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm mà ở đó phụ nữ được tham gia với vai trò nòng cốt, hợp tác xã tham gia với tư cách pháp nhân đại diện để kết nối chuỗi, xây dựng thương hiệu đẩy mạnh hoạt động sản xuất và tiêu thụ, quy trình được kiểm soát từ đầu vào đến đầu ra. Qua đó góp phần tạo sinh kế ổn định giảm áp lực lên tài nguyên thiên nhiên, đặc biệt tài nguyên rừng.

Dự án cũng đã góp phần bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa trong nghề Dệt của đồng bào dân tộc thiểu số, góp phần làm phong phú hệ thống tri thức bản địa. Một khía cạnh không thể không nhắc tới, đó chính là việc duy trì các làng nghề truyền thống dệt tạo ra sản phẩm, các khu tham quan trải nghiệm là một mảng không thể thiếu trong mô hình du lịch cộng đồng - một mô hình mới, hướng phát triển có triển vọng cao cho huyện Kỳ Sơn. 

Về góc độ cụ thể thì dự án này có ý nghĩa rất lớn đến việc duy trì học nghề, làm nghề của các chị em dân tộc thiểu số. Thu nhập của học viên cũng tăng lên đáng kể và đã có nguồn thu ổn định cho các chị em có thể duy trì cuộc sống tốt hơn.

Dự án thuộc gói tài trợ phụ (sub-grant) mùa 2 của dự án Win-Win for Vietnam, được thực hiện bởi Viện Nghiên cứu Truyền thông Phát triển (RED Communication) phối hợp với tổ chức Pro NGO! e. V., do Liên minh châu Âu đồng tài trợ.
----------------------------------
🤝 CSVhub
Diễn đàn thúc đẩy sự hợp tác giữa Khối doanh nghiệp và các Tổ chức Xã hội vì trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp và sự phát triển bền vững.
#csvhub #csv #WW4VN #phattrienbenvung #subgrant

← Bài trước Bài sau →
Bình luận của bạn sẽ được duyệt trước khi đăng lên

Bình luận