🎉🎉 GALA M4D AWARDS 2023 VINH DANH 22 CHIẾN DỊCH MARKETING VÌ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG!

Ngày 29/02/2024, Gala vinh danh Marketing for Development - M4D Awards 2023 đã diễn ra tại TP.HCM với sự tham gia của hơn 230 đại biểu, đại diện đối tác, đơn vị tài trợ, đại diện doanh nghiệp, tổ chức xã hội và cộng đồng marketer cùng các cá nhân quan tâm đến marketing & phát triển bền vững.

Hoạt động marketing nói chung đang có xu hướng lồng ghép các giá trị phát triển bền vững, với 2 điểm nhấn rõ nét là CSR/CSV (tạo giá trị chung - vừa tạo lợi nhuận cho doanh nghiệp, vừa tạo cơ hội cho đối tác và tạo giá trị cho cộng đồng) và lồng ghép giới. Để góp phần thúc đẩy xu hướng này, RED cùng các đối tác thiết kế các các dự án về CSV và Giới, được Liên minh Châu Âu (EU) hỗ trợ, trong đó M4D Awards là một sáng kiến, tạo ra một sự kiện cộng đồng là dịp để các bên là chia sẻ và kết nối.

Phát biểu khai mạc, Ông Trần Nhật Minh, Viện trưởng RED chia sẻ: “Qua 3 mùa M4D Awards, số lượng các chiến dịch được vinh danh đều tăng về cả số lượng lẫn chất lượng; khoảng cách giữa hoạt động marketing và dự án phát triển cộng đồng, tạo tác động xã hội, giữa khối Doanh nghiệp và khối Tổ chức xã hội ngày càng xích lại gần nhau..."

Phát biểu chúc mừng tại Gala, Bà Brenda Candries, Program Manager, đại diện Phái đoàn Liên minh Châu Âu (EU) tại Việt Nam khẳng định cam kết hành động mạnh mẽ của EU trong giải quyết các thách thức toàn cầu liên quan đến môi trường, sản xuất và tiêu dùng bền vững (SCP) và biến đổi khí hậu. “Các chiến dịch được vinh danh M4D Awards 2023 được xem như là những thương hiệu thể hiện cam kết tích cực vì một thế giới trung hòa về khí hậu, hài hoà và phát triển bền vững”.

BTC M4D Awards 2023 trân trọng giới thiệu và chúc mừng 22 sản phẩm truyền thông/ chiến dịch marketing vì phát triển bền vững đã được vinh danh. Các chiến dịch đã vẽ nên bức tranh của cộng đồng marketer tâm tài, vừa phát triển kinh doanh, vừa đóng góp cho phát triển bền vững, vừa khẳng định vị thế và sức lan tỏa của ngành marketing:.

🌟 Hạng mục CSR/CSV:

1. Chiến dịch "HiGreen - Bình Minh Xanh"

Thực hiện bởi: Dự Án Thiện Nguyện - MB Bank

2. Chiến dịch "Kết Nối Sống Xanh 2023"

Thực hiện bởi: ADK Group Vietnam & Samsung

3. Dự án "Vệ Sinh Học Đường"

Thực hiện bởi: Công ty Cổ phần Dịch vụ Trực tuyến FPT

4. UpRace 2023 - Hành Trình Hạnh Phúc

Thực hiện bởi: Công ty Cổ phần VNG - VNG Corporation

5. Chuỗi dự án "Trồng cây - Trồng người": "Tri thức cho em" & "Ươm mầm xanh - Trao hy vọng"

Thực hiện bởi: Công ty CP Tập đoàn Nagakawa

6. Chiến dịch "Cùng Gen G Sống Xanh Đi"

Thực hiện bởi: Công ty TNHH Panasonic Việt Nam

7. Chiến dịch "OWEN x RENU: Tái tạo thời trang"

Thực hiện bởi: Thương hiệu thời trang nam OWEN

8. Dự án "Vườn Xinh Đẹp Trường Em" năm 2023

Thực hiện bởi: Công ty TNHH SX TM DV Đặng Gia Trang

9. Chiến dịch: “AQUA Chăm – Trăm Sức Dưỡng Sống”

Thực hiện bởi: Công ty TNHH Điện Máy AQUA Việt Nam

10. Thử thách 21 Ngày Sống Xanh - Nhanh Tiến Về NetZero

Thực hiện bởi: Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV)

11. Hành Trình Trang Sức Xuyên Việt 2023

Thực hiện bởi: Công ty CP Vàng Bạc Đá Quý Phú Nhuận - PNJ

12. Quỹ LOAN - Hỗ trợ thanh thiếu niên vì một tương lai tốt đẹp hơn

Thực hiện bởi: Quỹ LOAN (LOAN Stiftung)

13. Chiến dịch "Giặt là Sáng - Giặt đồ tặng cây xanh"

Thực hiện bởi: Công ty CP Nhượng quyền Kinh doanh xã hội SÁNG GROUP

14. Chiến dịch "Thể Thao Vì Cộng Đồng - Sport For Community"

Thực hiện bởi: Công ty CP Phát triển Thể thao SPORT GROUP

🌟 Hạng mục Lồng ghép thông điệp thúc đẩy bình đẳng, đa dạng và dung hợp giới, phá vỡ định kiến, khuôn mẫu giới:

1. Chương trình “Giáo Dục Trải Nghiệm: Nhận Diện Khuôn Mẫu Giới - Ươm Mầm Ước Mơ Nghề Nghiệp”

Thực hiện bởi: Công ty TNHH Hệ thống EPAM Việt Nam

2. Dự án “Cùng Học Về Cơ Thể - Cùng Lớn Với Con”

Thực hiện bởi: Công ty CP Pencil Group & Công ty Six Second

3. Chiến dịch “Tô cam cùng TH”

Thực hiện bởi: Công ty CP Tập đoàn TH

4. Hi Slay Dy - Bank cards exclusively for women

Thực hiện bởi: Cty CP Sáng Tạo Fantastic Eggs & MB Bank

5. Chiến dịch Truyền thông “Omeez - Nghĩ khác biệt sống hết mình”;

Thực hiện bởi: Công Ty CP Liên Kết Tăng Trưởng Số OMEEZ

6. Chuyên mục "CHUYỆN XO" - Tập san Nội bộ CHUYỆN NHÀ UBOX;

Thực hiện bởi: Công ty CP Thương mại và Công nghệ Dịch vụ VELACORP

7. Noble Summer Camp

Thực hiện bởi: Doanh nghiệp Xã hội Christina Noble

8. Pluxee - Hơn cả món quà cho tất cả mọi giới

Thực hiện bởi: Công ty TNHH MTV Sodexo Pass Vietnam (Pluxee Việt Nam)

🌟 RED công bố 08 Sáng kiến Tín chỉ carbon tiêu biểu - Hợp tác CSV giữa Doanh nghiệp & Tổ chức xã hội

Từ Tháng 11/2023 - Tháng 2/2024. dự án WinWin4VN tổ chức Cuộc thi “Tìm kiếm & Phát triển Sáng kiến Tín chỉ carbon”. Cuộc thi tìm kiếm, khởi xướng các sáng kiến từ cộng đồng trong lĩnh vực tín chỉ carbon và hỗ trợ các sáng kiến kết nối, nhận tư vấn và cơ hội đầu tư từ hai đơn vị đồng hành là Công ty CP Sàn giao dịch Tín chỉ carbon ASEAN (CCTPA) và Công ty Intraco.

1. Dự án Phát triển hệ thống giao thông xanh (Green-traffic)

Đề xuất bởi Cty TNHH Thương mại và Dịch vụ Công nghệ số VMC Viện Phát triển bền vững và Kinh tế số InDE

2. Dự án Xây dựng tính năng tính toán phát thải CO2 cho ứng dụng quản lý trang trại TOMOTA và bước đầu thiết lập cơ sở dữ liệu để tính toán phát thải CO2 cho ngành tôm Việt Nam

Đề xuất bởi Viện Khoa học, Công nghệ & Quản lý Môi trường (Trường Đại học Công nghiệp TP.HCM) & Cty CP Công nghệ Otanics

3. Dự án RE4RICE - Giải pháp trồng lúa tuần hoàn tái sinh

Đề xuất bởi CAS & Trung tâm Phát triển Nông thôn Bền vững

4. Dự án Xây dựng phần mềm V-carbon và cơ sở dữ liệu cho việc tính toán trữ lượng carbon rừng tại Việt Nam

Đề xuất bởi Khoa Sinh - Môi Trường, Trường Đại học Sư phạm - Đại học Đà Nẵng & Trung tâm Bảo tồn Đa dạng Sinh học Nước Việt Xanh (GreenViet)

5. Dự án REGreen Roof - Mái nhà xanh sinh thái tái sinh

Đề xuất bởi CAS-energy & Khoa Môi trường và Tài nguyên, Trường Đại học Bách khoa, ĐHQG TP.HCM & Trung tâm Phát triển Nông thôn miền Trung

6. Dự án Thay thế túi ni lông bằng túi vải tái chế và xây dựng hình thức mua hàng thực phẩm theo gói trả trước (subscription) để giảm phát thải khí nhà kính trong chuỗi cung ứng thực phẩm

Đề xuất bởi Trung tâm nghiên cứu phát triển hỗ trợ cộng đồng (CECODES)

7. Dự án Quản lý thu gom dầu nấu ăn đã qua sử dụng

Đề xuất bởi Khoa Môi trường, Biến đổi khí hậu và Đô thị - Trường Đại học Kinh tế Quốc dân

8. Dự án Mô hình CLB Teen 3R - Xử lý rác thải hữu cơ và thực phẩm thừa trong mô hình giáo dục vườn trường sinh thái

Đề xuất bởi Trung tâm Trẻ em và Phát triển (CCD)

08 sáng kiến tiêu biểu được lựa chọn tham gia Vòng Chung kết của Cuộc thi. Các dự án này đều cho thấy mối quan hệ hợp tác hữu cơ, chặt chẽ giữa doanh nghiệp và tổ chức xã hội, mỗi bên đều phát huy được vai trò và thế mạnh của mình để cùng nhau giải quyết một vấn đề của cộng đồng.

Trong sự kiện Gala vinh danh M4D Awards 2023 có phần Toạ đàm “Từ CSR/ CSV đến ESG - Cùng cất cánh”, với sự tham gia của 03 diễn giả khách mời: TS. Lothar Rieth (Giám đốc Phát triển bền vững, Tập đoàn EnBW (Đức) & Phó Chủ tịch, Tổ chức ProNGO!), Hoa Hậu Hương Giang (Giám đốc điều hành, CUE Viet Nam & Giám đốc Phát triển, Operation Smile Việt Nam) và Ông Nguyễn Tiến Huy (CEO Pencil Group).

Các khách mời tọa đàm đã làm rõ bức tranh bối cảnh mới hiện nay - Từ CSR/CSV đã mở đầu cho một chuyển đổi về cách tiếp cận kinh doanh, có sự cân nhắc cao về những tác động của hoạt động kinh doanh đối với xã hội và môi trường, ESG đã trở thành nhân tố quan trọng xây dựng chiến lược của các doanh nghiệp. Trong bối cảnh này, cơ hội hợp tác giữa Tổ chức xã hội và Doanh nghiệp trở nên ngày càng lớn để ứng phó với các thách thức từ xã hội và môi trường. Cụ thể hơn, có thể tập trung vào các giải pháp tăng cường sự hợp tác giữa agency và các tổ chức xã hội; thúc đẩy các think tank ESG từ sáng kiến cộng đồng và tạo nền tảng phát triển ESG marketing. Với kinh nghiệm agency cho nhiều nhãn hàng lớn, Ông Tiến Huy so sánh agency giống như “con ong" kết nối Doanh nghiệp & Tổ chức xã hội. Với góc nhìn đa chiều từ doanh nhân và tổ chức xã hội, Hoa hậu Hương Giang nhấn mạnh: “Cốt lõi của các chiến dịch marketing thành công cho ESG vẫn cần dựa trên 2 yếu tố: Chân thành & Bền vững.”

M4D Awards 2024 chủ đề ESG

Các chiến dịch được vinh danh tại M4D Awards sẽ tạo ra hiệu ứng lan toả trong cộng đồng về những hoạt động truyền thông - marketing hiệu quả, vừa tạo giá trị xã hội, vừa tăng giá trị kinh tế cho doanh nghiệp. Đồng thời, M4D Awards cũng hướng tới thúc đẩy những hợp tác hiệu quả giữa doanh nghiệp và các tổ chức xã hội trong đề xuất các sáng kiến giải quyết vấn đề xã hội, hướng đến phát triển bền vững, tạo ra nhiều giá trị nhân văn cho cộng đồng trong xu hướng chung về hợp tác đa phương hiện nay.

Tiếp nối thành công của 3 mùa vừa qua, M4D Awards mùa 4 - 2024 hướng đến một tầm nhìn lớn hơn, sẽ bao gồm tất cả thành phần của cộng đồng marcom nói chung (báo chí, KOL, KOC, PR, truyền thông, marketing, martech…), mở rộng mối quan hệ hợp tác cùng hành động hướng đến thúc đẩy Việt Nam phát triển bền vững.

Để tiếp tục hành trình này, RED mời 4 đối tác là các tổ chức cộng đồng chuyên môn và uy tín đồng tổ chức M4D Award mùa 4: Mạng lưới Quan hệ công chúng Việt Nam (VNPR), CSMO, UAN Marketing, Cộng đồng Athena - Women Leaders in Marcom.

Kết thúc sự kiện, ông Trần Nhật Minh dẫn lại một danh ngôn của Andersen “Câu chuyện nào cũng đến hồi kết thúc, nhưng trong cuộc sống mỗi kết thúc lại là một khởi đầu mới mẻ”, và thông điệp của dự án là “Cùng cất cánh” trong chặng đường sắp tới....

Lời cám ơn!

RED Communication trân trọng cảm ơn sự đồng hành của Đơn vị tài trợ - Liên minh Châu Âu (EU); Đơn vị đồng tổ chức - ProNGO! (Đức), Oxfam Việt Nam; Đối tác truyền thông - Brands Vietnam, Advertising Vietnam, UAN Marketing, Vietnam Public Relations Network, CSMO Vietnam, OMverse - Growth Solutions, Athena và toàn thể các bạn đồng nghiệp Marketer, NGO, Doanh nghiệp... quan tâm đến phát triển bền vững.

RED Communication trân trọng cảm ơn sự đồng hành của Hội đồng Ban Giám Khảo: Mr. Nguyễn Khoa Mỹ - Chủ tịch Mạng lưới Quan hệ Công chúng Việt Nam (VNPR); Ms. Lê Thúy Hạnh - Quản lý Chương trình Bình đẳng giới và Quyền phụ nữ, Oxfam tại Việt Nam; Mr. Bùi Quang Tinh Tú - Founder, Envision Nexus & UAN Marketing; Mr. Andy Đặng - Head of HCMC Branch, Omega Media; Hoa hậu Hương Giang - Giám đốc điều hành, CUE Viet Nam & Giám đốc Phát triển, Operation Smile; Ms. Nguyễn Nữ Nguyệt Anh - Trưởng Khoa Xã hội học, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - ĐHQG TP.HCM; Ms. Ngọc Vũ - Giám đốc Truyền thông Marketing & Giảng viên, Đại Học RMIT Việt Nam; Mr. Bill Nguyễn - Nhà sản xuất & Giám đốc Sáng tạo, VietNam Event Group - VEG; Ms. Lê Quỳnh Thư - Founder & CEO, Apex Multimedia; Ms. Vivian Phạm - Senior Manager IMC, Suntory Pepsico Vietnam Beverage.

RED Communication chân thành cảm ơn quý vị khán giả đã tham gia sự kiện Gala vinh danh M4D Awards 2023. Sự hiện diện đông đảo của các bạn tại sự kiện cho thấy phát triển bền vững đã, đang và sẽ tiếp tục trở thành sự quan tâm lớn của cả cộng đồng. Hy vọng rằng tất cả người tham dự đã có thêm những insight chất lượng, chia sẻ và học hỏi, mở rộng mối quan hệ hợp tác để cùng nhau hành động hướng đến thúc đẩy phát triển bền vững trong xã hội nói chung.

Đừng quên theo dõi fanpage RED Communication để cập nhật thông tin về M4D Awards 2023 và các hoạt động thúc đẩy phát triển bền vững nói chung nhé của RED nhé.

__________

M4D Awards - Giải nghề nghiệp tôn vinh các chiến dịch marketing vì phát triển bền vững do Viện Nghiên cứu Truyền thông phát triển (RED Communication) khởi xướng & quản lý, tài trợ bởi Liên minh Châu Âu và Oxfam Vietnam.

➤ Email: m4daward@red.org.vn

➤ Fanpage: https://www.facebook.com/redcommunicationfanpage

#M4Dawards2023 #M4Daward #CSV #CSR #sustainabledevelopment #GenderEquality #binhdanggioi #dinhkiengioi

HÉ LỘ HỘI ĐỒNG BAN GIÁM KHẢO MARKETING FOR DEVELOPMENT AWARDS 2023

📌 Đăng ký tham gia Gala vinh danh tại: https://forms.gle/WwQ46fK5FztP9NpRA

📌 Hạn cuối đăng ký: 26/02/2024

📌 Thời gian: 17h00 - 20h50 ngày 29/02/2024

📌 Địa điểm: Capella Gallery Hall, Phường 12, Quận 10, TP.HCM.

** Sự kiện miễn phí tham dự và có phục vụ ăn nhẹ

-—

Sau gần 3 tháng tiếp nhận hồ sơ dự thi, M4D Awards 2023 đang tiến gần đến đêm vinh danh đầy hứa hẹn. Ban tổ chức xin gửi lời tri ân sâu sắc đến các đơn vị đã quan tâm và đồng hành cùng chương trình, góp phần lan tỏa những giá trị tích cực cho cộng đồng thông qua những sản phẩm, chiến dịch ý nghĩa.

Để tìm kiếm những sáng kiến và chiến dịch xuất sắc nhất hướng đến phát triển bền vững, M4D Awards mùa 3 vinh dự có sự góp mặt của Hội đồng Ban Giám Khảo dày dặn kinh nghiệm thực chiến trong ngành. 10 vị giám khảo uy tín và công tâm sẽ là chìa khóa để M4D Awards 2023 tìm ra những sáng kiến/chiến xuất sắc nhất. Hãy cùng BTC chào đón và điểm qua những gương mặt nổi bật trong Hội đồng Ban Giám Khảo năm nay!

__________

M4D Awards - Giải nghề nghiệp tôn vinh các chiến dịch marketing vì phát triển bền vững do Viện Nghiên cứu Truyền thông phát triển (RED Communication) khởi xướng & quản lý, tài trợ bởi Liên minh Châu Âu và Oxfam Vietnam.

➤ Email: m4daward@red.org.vn

➤ Fanpage: https://www.facebook.com/redcommunicationfanpage

#M4Dawards2023 #M4Daward #CSV #CSR #sustainabledevelopment #GenderEquality #binhdanggioi #dinhkiengioi

🎉🎉THƯ MỜI THAM GIA GALA VINH DANH “MARKETING FOR DEVELOPMENT” AWARDS 2023

📌 Đăng ký tham gia gala ngay tại: https://forms.gle/WwQ46fK5FztP9NpRA

Gala vinh danh “Marketing for Development” - M4D Awards 2023 là sự kiện tôn vinh những sản phẩm truyền thông và chiến dịch marketing vì phát triển bền vững ở hai hạng mục: (1) CSR (corporate social responsibility - trách nhiệm xã hội doanh nghiệp), CSV (creating shared value - tạo giá trị chung) và (2) Lồng ghép giới - Thúc đẩy bình đẳng giới, được thực hiện trong năm 2023, góp phần tạo ra giá trị nhân văn cho xã hội.

Sau quá trình xét chọn, các sản phẩm truyền thông và chiến dịch marketing vì phát triển bền vững nổi bật sẽ được vinh danh tại sự kiện Gala Networking.

Ban tổ chức trân trọng kính mời Quý vị đại biểu, Doanh nghiệp, Tổ chức xã hội và các cá nhân quan tâm đăng ký tham dự Lễ Vinh danh M4D Awards 2023 và Hội thảo “TỪ CSR/ CSV ĐẾN ESG”. Sự kiện hứa hẹn sẽ mang đến một không gian kết nối, học hỏi và trao đổi những chủ đề sâu sắc cho các đơn vị, cá nhân quan tâm đến phát triển bền vững.

➤ THÔNG TIN VỀ GALA VINH DANH M4D AWARDS 2023:

📌 Thời gian: 17h00 - 20h50 ngày 29/02/2024

📌 Địa điểm: Capella Gallery Hall, Phường 12, Quận 10, TP.HCM.

** Sự kiện miễn phí tham dự và có phục vụ ăn nhẹ

📌 Đăng ký tham gia gala ngay tại: https://forms.gle/WwQ46fK5FztP9NpRA

📌 Hạn cuối đăng ký: 26/02/2024

__________

M4D Awards - Giải nghề nghiệp tôn vinh các chiến dịch marketing vì phát triển bền vững do Viện Nghiên cứu Truyền thông phát triển (RED Communication) khởi xướng & quản lý, tài trợ bởi Liên minh Châu Âu và Oxfam Vietnam.

➤ Email: m4daward@red.org.vn

➤ Fanpage: https://www.facebook.com/redcommunicationfanpage

#M4Dawards2023 #M4Daward #CSV #CSR #sustainabledevelopment #GenderEquality #binhdanggioi #dinhkiengioi

ĐIỀU KHOẢN THAM CHIẾU TƯ VẤN XÂY DỰNG NỘI DUNG & THIẾT KẾ TRIỂN LÃM ẢNH CHO DỰ ÁN WIN – WIN FOR VIỆT NAM (WW4VN)

1. Thông tin chung dự án

Sau đây là các điều khoản tham chiếu ('ToR') mà Viện RED & ProNGO thuê đơn vị tư vấn với tư cách là 'Nhà cung cấp' để thực hiện các sản phẩm triển lãm của hợp đồng CSO-LA/2019/413-456 liên quan đến Dự án "Win-win for Vietnam – Thúc đẩy Hợp tác giữa khối doanh nghiệp và các tổ chức xã hội thực hiện trách nhiệm xã hội của Doanh nghiệp (CSR) và các mục tiêu phát triển bền vững (VSDGs).

Dự án sẽ được thực hiện bởi các tổ chức sau: Viện Nghiên cứu Truyền thông Phát triển (RED) và đối tác Pro.NGO e.V, trong 42 tháng, bắt đầu từ ngày 1 tháng 9 năm 2020. Dự án do Phái đoàn châu Âu tại Việt Nam đồng tài trợ.

 

2. Mục đích của triển lãm

Triển lãm ảnh nhằm giới thiệu và trưng bầy các kết quả & tác động của dự án thông qua các hoạt động bao gồm: Tàitrợ (Sub-Grant) cho các sáng kiến hợp tác giữa tổ chức xã hội (CSO) và doanh nghiệp tại Việt Nam trong việc thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững; các hoạt động nâng cao năng lực cho các tổ chức xã hội & doanh nghiệp trong việc hợp tác thực hiện các hoạt động CSR/CSV. Thêm vào đó, triển lãm cũng giới thiệu các hoạt động, dự án ESG của các doanh nghiệp tiêu biểu tại Việt Nam.

3. Đầu ra dự kiến

Bộ sản phẩm bao gồm tối đa 30 ảnh thiết kế có kích thước 50 cm x 70 cm kèm nội dung cụ thể cho từng ảnh (số lượng ảnh có thể thay đổi theo thực tế). Bộ sản phẩm tập trung vào các nội dung:

  • 09 sáng kiến hợp tác giữa CSO và Doanh nghiệp được dự án tài trợ (sub-grant)
  • Hiệu quả/ tác động các hoạt động nâng cao năng lực của dự án đối với các tổ chức xã hội (CSO) tham gia trong dự án
  • Các hoạt động/ dự án ESG của các doanh nghiệp tiêu biểu tại Việt Nam  

4. Phạm vi công việc tư vấn

  • Tìm hiểu các hoạt động của dự án
  • Thiết kế biểu mẫu thu thập thông tin cho các CSO, doanh nghiệp
  • Thu thập thông tin từ các CSO, doanh nghiệp (Dự án cung cấp danh sách các CSO, doanh nghiệp)
  • Phác thảo và hoàn thiện nội dung của từng dự án/ doanh nghiệp
  • Thu thập, lựa chọn và chỉnh sửa ảnh cho từng nội dung (Dự án cung cấp ảnh)
  • Phác thảo và hoàn thiện thiết kế
  • Bàn giao sản phẩm thiết kế hoàn thiện đảm bảo yêu cầu in ấn
  • Nhiệm vụ/Sản phẩm bàn giao và đường thời gian

Tư vấn cần thực hiện các nhiệm vụ sau:

Stt

Công việc

Thời gian

Địa điểm

1

Tìm hiểu các hoạt động của dự án

2-5/2/24

Hà Nội/HCM

2

Thiết kế biểu mẫu thu thập thông tin cho các CSO, doanh nghiệp

5-7/2/24

Hà Nội/HCM

3

Thu thập thông tin từ các CSO, doanh nghiệp (Dự án cung cấp danh sách các CSO, doanh nghiệp)

7-12/2/2024

Hà Nội/HCM

4

Phác thảo và hoàn thiện nội dung của từng dự án/ doanh nghiệp

12-19/2/24

Hà Nội/HCM

5

Thu thập, lựa chọn và chỉnh sửa ảnh cho từng nội dung (Dự án cung cấp ảnh)

19-20/2/24

Hà Nội/HCM

6

Phác thảo và hoàn thiện thiết kế

20-26/2/24

Hà Nội/HCM

7

Bàn giao sản phẩm thiết kế hoàn thiện đảm bảo yêu cầu in ấn

27/2/24

Hà Nội/HCM

 

 

5. Yêu cầu đối với tư vấn

  • Có ít nhất 10 năm kinh nghiệm trong việc thiết kế các sản phẩm truyền thông
  • Có kinh nghiệm làm việc với các tổ chức phát triển quốc tế cũng như của Việt Nam
  • Am hiểu các vấn đề liên quan tới phát triển bền vững, CSR, CSV, ESG tại Việt Nam
  • Đã từng làm các sản phẩm tương tự cho các tổ chức Quốc tế, tổ chức của Việt Nam là một lợi thế

 

6. Ngân sách

Đề nghị tư vấn gửi báo giá tổng thể tương ứng với các hạng mục trên Ngân sách. Tổng chi phí bao gồm tất cả các chi phí liên quan, chẳng hạn như phí chuyên môn, đi lại, vận chuyển địa phương, chỗ ở, v.v.), bao gồm toàn bộ phí và thuế.

 

7. Gửi hồ sơ

Hồ sơ bao gồm:

Bản đề xuất ngân sách

Thông tin đủ điều kiện năng lực và kinh nghiệm (CV) 

3-4 sản phẩm đã từng làm cho các tổ chức

Gửi đến địa chỉ: P707, số 142 Lê Duẩn, phường Khâm Thiên, quận Đống Đa, Hà Nội

Hoặc email center@red.org.vn

//GIA HẠN NGÀY ĐÓNG ĐƠN ĐĂNG KÝ XÉT CHỌN M4D AWARDS 2023//

Trong những ngày vừa qua, BTC “Marketing for Development” Awards 2023 đã nhận được những bộ hồ sơ ấn tượng, với những sản phẩm, chiến dịch marketing hướng đến phát triển bền vững vô cùng ý nghĩa.

Song, với mong muốn tiếp tục tìm kiếm và tôn vinh những giá trị của phát triển bền vững trong các sản phẩm marketing/truyền thông, BTC xin thông báo mở rộng hạn đăng ký đến hết ngày 31/01/2023.

CÁCH THỨC ĐĂNG KÝ & THỜI GIAN TỔ CHỨC M4D AWARDS 2023:

➤ Điền thông tin theo biểu mẫu tại đường link: https://forms.gle/Mykj3VdGtxYiLmPM6

➤ Proposal giới thiệu M4D Awards 2023: https://drive.google.com/.../1RW9KwSxQPdbM3IVOz0Q.../view...

📌Hạn chót đăng ký xét chọn: đến hết 31/01/2024

📌Gala vinh danh M4D Awards 2023: 29/02/2024

BTC hy vọng rằng, việc thay đổi thời hạn đăng ký và nộp bài sẽ giúp quý đơn vị có thêm thời gian chuẩn bị để cùng chúng tôi lan toả những giá trị tích cực tại “Marketing for Development” Awards 2023.

----------------------------

Thông tin liên hệ:

➤ Email: m4daward@red.org.vn

➤ Fanpage: https://www.facebook.com/redcommunicationfanpage

--------------------

M4D Awards - Giải nghề nghiệp tôn vinh các chiến dịch marketing vì phát triển bền vững do Viện Nghiên cứu Truyền thông phát triển (RED Communication) khởi xướng & quản lý, tài trợ bởi Liên minh Châu Âu và Oxfam Vietnam.

➤ Tìm hiểu thêm về M4D 2022: https://bit.ly/GalaM4DAwards2022_Highlights

#M4Dawards2023 #M4Daward #CSV #CSR #sustainabledevelopment #GenderEquality #binhdanggioi #dinhkiengioi

Terms of Reference – External Final Evaluation of the EU-funded project “Win-win for Vietnam”

                                                     

Terms of Reference – External Final Evaluation of the EU-funded project

“Win-win for Vietnam”

Deadline: 5 October 2023 (Vietnam time)

 

1. Background on the project to be evaluated

The "Win-Win For Vietnam - Establishing An Effective Cooperation Mechanism Between Business Sector And Civil Society Organisations In Implementing Corporate Social Responsibility & Creating Shared Value Actions Toward Achieving Sustainable Development Goals In Vietnam" project (in short, "Win-win for Vietnam" project) will contribute to establish an enabling environment for local Civil Society Organisations (CSOs) to network with business sector in Vietnam as well as facilitates local CSOs’ initiatives in promoting Corporate Social Responsibility (CSR) and Creating Shared Values (CSV) focusing on the Sustainable Development Goals (SDGs) 3, 4, 5, 8, 13, 16 and 17. The project will simultaneously raises enterprise’ awareness on CSR and CSV toward achieving the specific SDGs and enhances local CSOs' capacity in collaboration with private sector in Vietnam as well as connects both sides together to foster the collaboration’s effectiveness between Vietnamese CSOs and business sector in CSR, CSV actions which meet the SDGs. As a result, the project will contribute to gain local ownership and reduce financial dependence on international donors for Vietnamese CSOs by leveraging CSR and CSV funds as well as improving their capacities of networking, cooperating with corporate sector, project design, branding and multi-stakeholder communication.

 

The project is implemented by a consortium including the following organisations: Institute for Research on Development Communication (RED), Vietnam - the lead and the partner Pro NGO! e.V. (Germany) in 43 months, starting from 1st September 2020. The project is co-funded by the Delegation of the European Union to Vietnam.

 

Currently RED is seeking for local expert(s) or a team of experts to conduct an external final evaluation for the project.

 

2. Project Description

Overall objective

The overall objective is to promote Corporate Social Responsibility (CSR) and Creating Shared Values (CSV) for private sector-CSO cooperation toward achieving sustainable development goals (SDGs), focusing on selected SDGs, which are particularly important to Vietnam’s development including 3-Good Health and Well-being, 4-Quality Education, 5-Gender Equality, 8-Decent Work and Economic Growth, 13-Climate Action, 16-Peace, Justice and Strong Institutions, and 17-Partnerships for the Goals by establishing an effective cooperation mechanism between business sector and Civil Society Organisations (CSOs) in Vietnam.

Specific objectives

The specific objectives of the project are:

  • Enhancing the capacity of CSOs and enterprises in Vietnam with a focus on collaborative CSR and CSV projects toward achieving SDGs
  • Establishing an effective cooperation mechanism (including tools, instruments and training courses to improve mutual understanding between business sector and CSOs in Vietnam with the goal of implementing CSR and CSV actions related to the SDGs
  • Raising Awareness to promote the trend of collaborating in CSR and CSV projects toward achieving SDGs to the benefit of Vietnamese society.

Project duration

1 September 2020 – 31 March 2024

Target groups

200 Vietnamese & international CSOs in Viet Nam

300 enterprise out of the business sector in Viet Nam with a focus on mid- and large size national Vietnamese companies and multinational companies in Vietnam

Country covered

Vietnam

Target location

Hanoi and Ho Chi Minh City

Project beneficiaries

(1) Vietnamese and international CSOs in Viet Nam; (2) Business sector in Vietnam; (3) Beneficiaries of CSR and CSV projects in Vietnam which meet the SDGs 3, 4, 5, 8, 13, 16 and 17

Expected results

1) Development of tools and instruments that enable an effective cooperation mechanism between corporate sectors and CSOs in implementing CSR and CSV activities toward achieving SDGs is operated and maintained by a coordination board;

2) 200 Vietnamese & international CSOs in Viet Nam have the capacity to design and cooperate with enterprises in implementing CSR/CSV projects which meet the SDGs;

3) 300 enterprises and 200 Vietnamese CSOs understand the importance and effectiveness of CSR/ CSV related to SDGs trend;

4) Improved capacities and know-how in project design and management thanks to 10 sub-grants from the Action for 10 small Vietnamese CSOs (10,000€/grant)

5) 30 CSR/CSV projects between enterprises and CSOs focusing on one or more of the following SDGs 3, 4, 5, 8, 13, 16 and 17 implemented during the action;

6) The cooperation mechanism between enterprises and CSOs established and maintained

7) SDGs become well-known and widespread across Vietnamese Society

 

3. Purpose and scope of the final evaluation

The aim of the external final evaluation is to evaluate the project’s implementation from  1 September 2020 – 31 March 2024 in response to the project’s objectives and targets as well as its sustainability.

The evaluation report should include an assessment of the project implementation’s results, the impacts and sustainability of the project, identification of lessons learnt, success stories and best practices as well as relevant recommendations.

* Note: To save time, the evaluation expert(s) need to refer to the project's external mid-term evaluation report (English & Vietnamese) for the period from September 1, 2020 to August 31, 2022 . (The project will provide a full version after signing the contract.)

The evaluation of the project should consider the following OECD/DAC evaluation criteria:

  • Relevance: Appropriateness of the project strategy to the actual needs and priorities of the target groups/beneficiaries. Is the project strategy appropriate and logic to attain the objectives? Does the project appropriately respond to the needs and priorities of the target groups? What is the quality of the project design?
  • Coherence: Compatibility of the intervention with other interventions in a country, sector or institution. Is the project duplicating current efforts in the field? Is the project compatible with the partners other projects and action?
  • Efficiency: Measures the outputs -- qualitative and quantitative -- in relation to the inputs. How well are the means/inputs and activities converted into outputs? Are the activities implemented in line with the plans? Are they implemented and the outputs delivered is a cost-efficient manner?
  • Effectiveness: Contribution of the project results to the achievement of the project objectives. To what extent are the specific objectives achieved / are likely to be achieved? What are the major factors influencing the achievement or non-achievement of the objectives?
  • Impact: The positive and negative changes produced by the project, directly or indirectly, intended or unintended. Main effects resulting from the project on the local social, economic, environmental and other development indicators. What is the project’s likely contribution to the overall objective?
  • Sustainability: Likelihood of a continuation in the steam of benefits produced by the project after the period of external support has ended. Are the results, services and benefits of the project likely to continue after donor funding has been withdrawn?

4. Evaluation approach and methods

The evaluation could include desk research and/or surveys and/or interviews and/or focus group discussions:

  • Desk research: should include a review of all the material and documentation developed within the project, the reports of the events organised, the tools created or adapted, including web-tools and other relevant reports of activities, survey etc. The consultant should collect all quantitative data from the logframe and internal ROM report.
  • Surveys: The consultant can consider to carry out survey(s) among the target beneficiaries of the project in Vietnam;
  • Key Informant Interviews/Focus group discussions: The consultant could carry out interviews/group discussions with the project’s implementing organisations as well as with representatives of the target groups/beneficiaries. The interviews/group discussions can be taken place online or offline.
  • Output of the evaluation: The consultant is requested to produce an evaluation report in English and Vietnamese (30-35 pages/report), including a table of contents, executive summary, brief introduction, objectives and methodology, findings, lessons learned, best practices, recommendations, and conclusion. Please note that annexes (e.g. acronyms, list of persons interviewed, interview guide, calendar, consent form, etc.) should also be included, but not part of the page limit of the report.
  • All raw data obtained during this process are in the possession of the contracting entity (the Win-Win for Vietnam project).

5. Expected Deliverables

  1. Inception report, including (1) a detailed work plan, (2) a detailed methodology, (3) list of proposed interviewees and (4) tools for the evaluation, such as interview guide, survey, consent form, etc. (could be in English or Vietnamese)
  2. Draft evaluation report (could be in English or Vietnamese)
  3. Deliver a presentation of the key findings of the project’s final evaluation at the Project Closing Ceremony in Ha Noi on Friday, 1 March 2024
  4. Final evaluation report in English and Vietnamese addressing the evaluation questions based on feedback upon the draft report.
  5. Evaluation database includes all primary data collected, such as surveys, transcripts or notes of the focused group discussions, interviews, photographs (if any), videos (if any) and all the corresponding consent forms.

 

6. Profile and qualifications of the consultant

Applicants may be individuals or teams of consultants.

Key qualifications should be:

  • Relevant degree(s) in social sciences or development studies
  • Proven experience with and knowledge of participatory qualitative and/or quantitative research methods and sampling strategies (at least 3 years of experiences)
  • Proven experience in conducting project evaluation
  • Sound understanding and experiences with Vietnamese CSOs and business sector in Vietnam
  • Excellent communication and written skills in English and Vietnamese
  • Proven capacity to present data concisely and clearly
  • Previous experience in distant researches and strong skills in modern communication technologies will be an asset.
  • Disclosure of conflict of interest

7. Deadline and submission of expression of interest (EoI)

RED invites interested consultants/consultancy teams to submit the following EoI documents by 5 October 2023 (Vietnam time):

  1. Expression of interest outlining how the consultant(s) meets the selection criteria and their understanding of the ToR (max. 1 page)
  2. Financial proposal
  3. CV(s) of the consultant or all consultancy team members
  4. At least 1 example of similar pieces of work completed recently

The EoI shall be sent to center@red.org.vn and chau.bui@pro-ngo.org with “Win-win for Vietnam-External final evaluation proposal” as the email subject. Any questions to the study should be directed to center@red.org.vn.

8. Budget & Payment

The consultant should submit the total budget in the proposal with detail breakdown including applicable government taxes. 50% of the contract amount will be paid after the approval of the inception report, and the remaining 50% amount will be paid after submission of all the required deliverables as mentioned at point 5 of this ToR.

 

The proposed budget for the consultant should include all relevant costs, such as professional fees, travel, local transportation, etc.). The maximum budget for the job is 6,490€ (equivalent to about 169,486,350 VND (temporary exchange rate: 26,115 VND/1 EUR and may change according to the actual situation) including all costs and taxes.

9. Provisional timeline

Publish the ToR in English and Vietnamese

15 September 2023

Deadline of submission

5 October 2023

Interview to select the suitable consultant(s)

13 October 2023

Contract the consultant(s)

23 October 2023

Inception phase, including kick-off meeting, submitting the inception report and inception meeting

23 – 30 October 2023

Evaluation phase

31 October 2023 – 19 January 2024

Submission of draft report

2 February 2024

Feedback of the project team

19 February 2024

Presentation of the key findings for the project Closing Ceremony on 1 March 2024

26 February 2024

Deliver the presentation at the project Closing Ceremony in Ha Noi on 1 March 2024

1 March 2024

Submission of final evaluation reports in English and Vietnamese

15 March 2024

Deliver evaluation database to the project team

15 March 2024

 

10. Selection Criteria

  • Proposed methodology 
  • Relevant experience
  • Financial offer with breakdowns per unit
  • Sample of the previous relevant assignment 

11. Use of the evaluation

  • Implementing organizations, project team and partners
  • The donor (EU)
  • Part of the evaluation report might be published to share lessons learnt and best practice.

12. Confidentiality and data ownership   

The consultant(s) will ensure that the study will respect and protect the rights and welfare of the people and communities involved and is technically accurate and reliable, conducted in a transparent and impartial manner, and contributes to organisational learning and  accountability.

The consultant will protect the confidentiality of those participating in the survey at all stages. All data and products are confidential and are the property of the project. No data or other information from this study will be released to third parties without the written approval of the project. The consultant will hand over all database generated from this evaluation (interview records, meeting minutes, survey results, etc.) to the project and will destroy information and material after all data and original documentation has been delivered to the project team at the end of the contract./.

Điều khoản tham chiếu – Đánh giá Cuối kỳ của dự án do EU tài trợ “Win-win for Vietnam”

                                                        

Điều khoản tham chiếu – Đánh giá Cuối kỳ của dự án do EU tài trợ

“Win-win for Vietnam”

Hạn cuối: ngày 5 tháng 10 năm 2023 (Giờ Việt Nam)

 

  1. Giới thiệu về dự án cần được đánh giá

Dự án "Win-Win For Vietnam – Thúc đẩy hợp tác giữa Doanh nghiệp và các Tổ chức xã hội vì Trách nhiệm xã hội của Doanh nghiệp & Phát triển bền vững tại Việt Nam" (gọi tắt là: Dự án "Win-win for Vietnam”) góp phần thiết lập một môi trường thuận lợi cho các Tổ chức Xã hội (CSOs) để kết nối với các doanh nghiệp ở Việt Nam cũng như tạo điều kiện cho các sáng kiến ​​của các CSOs địa phương trong việc thúc đẩy Trách nhiệm Xã hội của Doanh nghiệp (CSR) và Tạo các Giá trị Chung (CSV) tập trung vào các mục tiêu Phát triển Bền vững (SDGs) 3, 4, 5, 8, 13, 16 và 17. Dự án sẽ đồng thời nâng cao nhận thức của doanh nghiệp về CSR và CSV nhằm đạt được các SDG cụ thể và nâng cao năng lực của các CSO địa phương phối hợp với khối tư nhân ở Việt Nam như kết nối cả hai bên với nhau để thúc đẩy hiệu quả hợp tác giữa các CSOs Việt Nam và các doanh nghiệp trong CSR, các hoạt động CSV đáp ứng các SDGs. Do đó, dự án sẽ góp phần giảm sự phụ thuộc tài chính vào các nhà tài trợ quốc tế cho các CSO Việt Nam bằng cách tận dụng các quỹ CSR và CSV cũng như nâng cao năng lực của họ trong việc kết nối, hợp tác với khối doanh nghiệp, thiết kế dự án, xây dựng thương hiệu và kết nối với nhiều bên liên quan.

Dự án Win-Win for Vietnam do Viện Nghiên cứu Truyền thông Phát triển (RED), Việt Nam hợp tác với tổ chức Pro NGO! e.V. (Đức) thực hiện trong vòng 43 tháng, bắt đầu từ ngày 01 tháng 09 năm 2020. Dự án do Phái đoàn Liên minh Châu Âu tại Việt Nam đồng tài trợ.

Hiện nay, RED đang tìm kiếm (các) chuyên gia hoặc một nhóm chuyên gia để thực hiện một đánh giá cuối kỳ cho dự án.

2. Mô tả dự án

Mục tiêu

tổng thể

Mục tiêu tổng thể là thúc đẩy Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp (CSR) và Tạo giá trị chung (CSV) cho khối tư nhân-CSO hợp tác hướng tới đạt được các mục tiêu phát triển bền vững (SDGs), tập trung vào các SDGs được chọn, đặc biệt quan trọng đối với sự phát triển của Việt Nam, bao gồm 3- Sức khoẻ và cuộc sống tốt, 4- Chất lượng giáo dục, 5- Bình đẳng giới, 8-Công việc tốt và Tăng trưởng kinh tế, 13- Hành động vì Khí hậu, 16-Hòa bình, Công bằng và Các thể chế vững mạnh, và 17-Hợp tác cho các Mục tiêu bằng cách thiết lập một cơ chế hợp tác hiệu quả giữa khối doanh nghiệp và các tổ chức xã hội (CSOs) ở Việt Nam.

Mục tiêu

cụ thể

Các mục tiêu cụ thể của dự án là:

• Nâng cao năng lực của các CSOs và doanh nghiệp tại Việt Nam, tập trung vào các dự án CSR và CSV hợp tác nhằm đạt được các SDGs.

• Thiết lập một cơ chế hợp tác hiệu quả (bao gồm các công cụ, dụng cụ và các khóa đào tạo để nâng cao hiểu biết lẫn nhau giữa khối doanh nghiệp và các tổ chức xã hội ở Việt Nam với mục tiêu thực hiện các hoạt động CSR và CSV liên quan đến SDGs

• Nâng cao nhận thức để thúc đẩy xu hướng hợp tác trong các dự án CSR và CSV nhằm đạt được các SDGs vì lợi ích của xã hội Việt Nam.

Thời hạn

dự án

Từ 01 tháng 09 năm 2020 đến 31 tháng 03 năm 2024

Các nhóm

mục tiêu

200 CSO bao gồm CSOs Việt Nam và CSOs quốc tế tại Việt Nam

300 doanh nghiệp nằm ngoài khối kinh doanh tại Việt Nam, tập trung vào các công ty quốc gia quy mô vừa và lớn của Việt Nam và các công ty đa quốc gia tại Việt Nam

Quốc gia

thực hiện

Việt Nam

Địa điểm

mục tiêu

Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh

Đối tượng thụ hưởng của dự án

(1) Các tổ chức xã hội tại Việt Nam; (2) Khối doanh nghiệp tại Việt Nam; (3) Người thụ hưởng các dự án CSR và CSV ở Việt Nam đáp ứng các Mục tiêu Phát triển bền vững 3, 4, 5, 8, 13, 16 và 17

Kết quả mong đợi

1) Sự phát triển các công cụ cho phép một cơ chế hợp tác hiệu quả giữa các khối doanh nghiệp và các CSOs trong việc thực hiện các hoạt động CSR và CSV nhằm đạt được các SDGs do một ban điều phối vận hành và duy trì;

2) 200 CSOs tại Việt Nam có năng lực thiết kế và hợp tác với các doanh nghiệp trong việc thực hiện các dự án CSR / CSV đáp ứng các mục tiêu phát triển bền vững;

3) 300 doanh nghiệp và 200 CSOs tại Việt Nam hiểu được tầm quan trọng và hiệu quả của CSR/ CSV liên quan đến xu hướng SDGs;

4) Nâng cao năng lực và bí quyết trong thiết kế và quản lý dự án nhờ 10 khoản tài trợ từ Hoạt động cho 10 CSOs nhỏ của Việt Nam (10.000€/ khoản tài trợ)

5) 30 dự án CSR/ CSV giữa doanh nghiệp và CSOs tập trung vào một hoặc nhiều SDGs 3, 4, 5, 8, 13, 16 và 17 được thực hiện trong suốt hoạt động;

 6) Cơ chế hợp tác giữa doanh nghiệp và CSOs được thiết lập và duy trì

 7) SDGs trở nên nổi tiếng và phổ biến trên toàn xã hội Việt Nam

 

3. Mục tiêu và phạm vi của đánh giá cuối kỳ dự án

Mục đích của đánh giá độc lập này là để đánh giá việc thực hiện dự án từ 1 tháng 9 năm 2020 đến 31 tháng 3 năm 2024, xem xét mức độ hoàn thành các mục tiêu và chỉ tiêu của dự án cũng như tính bền vững của dự án.

Báo cáo đánh giá nên bao gồm đánh giá kết quả thực hiện của dự án, tác động và tính bền vững của dự án, các câu chuyện thành công, xác định các bài học kinh nghiệm và thực tiễn tốt nhất (best practices) cũng như các đề xuất có liên quan.

* Lưu ý: Để tiết kiệm thời gian, (các) chuyên gia đánh giá cần tham khảo báo cáo đánh giá giữa kỳ độc lập của dự án (Anh & Việt) giai đoạn từ 1 tháng 9 năm 2020 đến 31 tháng 8 năm 2022. (Dự án sẽ cung cấp bản đầy đủ sau khi ký kết hợp đồng.)

Việc đánh giá dự án cần xem xét các tiêu chí đánh giá sau của OECD/DAC:

  • Tính phù hợp: Sự phù hợp của chiến lược dự án với nhu cầu thực tế và các ưu tiên của các nhóm đối tượng/người hưởng lợi. Chiến lược dự án có phù hợp và logic để đạt được các mục tiêu không? Dự án có đáp ứng một cách thích hợp các nhu cầu và ưu tiên của các nhóm đối tượng không? Chất lượng của thiết kế dự án là gì?
  • Tính nhất quán: Tính tương thích của can thiệp với các can thiệp khác trong một quốc gia, lĩnh vực hoặc tổ chức. Dự án có trùng lặp với những nỗ lực hiện tại trong lĩnh vực này không? Dự án có tương thích với các đối tác và các dự án khác không?
  • Hiệu suất: Đo lường kết quả đầu ra - định tính và định lượng - liên quan đến các yếu tố đầu vào. Các phương tiện/đầu vào và hoạt động được chuyển đổi thành đầu ra tốt như thế nào? Các hoạt động có được thực hiện theo đúng kế hoạch không? Chúng có được thực hiện và đầu ra được phân phối theo cách hiệu quả về chi phí không?
  • Hiệu quả: Sự đóng góp của kết quả dự án vào việc đạt được các mục tiêu của dự án. Các mục tiêu cụ thể đã đạt được / có khả năng đạt được ở mức độ nào? Các yếu tố chính ảnh hưởng đến việc đạt được hoặc không đạt được các mục tiêu là gì?
  • Tác động: Những thay đổi tích cực và tiêu cực do dự án tạo ra, trực tiếp hoặc gián tiếp, dự định hoặc ngoài ý muốn. Các tác động chính từ dự án đến các chỉ tiêu phát triển xã hội, kinh tế, môi trường và các chỉ số phát triển khác của địa phương. Khả năng đóng góp của dự án vào mục tiêu tổng thể là gì?
  • Tính bền vững: Khả năng tiếp tục mang lại lợi ích do dự án tạo ra sau khi thời gian hỗ trợ từ bên ngoài kết thúc. Các kết quả, dịch vụ và lợi ích của dự án có khả năng tiếp tục sau khi rút vốn tài trợ không?

4. Phương pháp và cách tiếp cận đánh giá

Việc đánh giá có thể bao gồm nghiên cứu bàn và/hoặc khảo sát và/hoặc phỏng vấn và/hoặc thảo luận nhóm tập trung:

  • Nghiên cứu bàn: nên bao gồm việc xem xét tất cả các tài liệu được phát triển trong dự án, các báo cáo về các sự kiện được tổ chức, các công cụ được tạo hoặc điều chỉnh, bao gồm các công cụ web và các báo cáo liên quan khác về các hoạt động, khảo sát, v.v. Nhà tư vấn nên thu thập tất cả dữ liệu định lượng từ khung nhật ký và báo cáo ROM nội bộ.
  • Khảo sát: Chuyên gia tư vấn có thể xem xét thực hiện (các) khảo sát giữa các đối tượng mục tiêu của dự án ở Việt Nam;
  • Phỏng vấn người cung cấp thông tin chính/Thảo luận nhóm tập trung: Chuyên gia tư vấn có thể thực hiện phỏng vấn/thảo luận nhóm với các tổ chức thực hiện dự án cũng như với đại diện của các nhóm mục tiêu/người thụ hưởng.
  • Các cuộc phỏng vấn/thảo luận nhóm có thể diễn ra trực tiếp hoặc online.
  • Đầu ra của đánh giá: Chuyên gia tư vấn được yêu cầu lập một báo cáo đánh giá bằng tiếng Anh và tiếng Việt (khoảng 30-35 trang/báo cáo), bao gồm mục lục, tóm tắt sơ lược báo cáo, giới thiệu, mục tiêu và phương pháp, kết quả, bài học kinh nghiệm, thực hành tốt nhất, khuyến nghị và kết luận. Xin lưu ý rằng các phụ lục (ví dụ: từ viết tắt, danh sách những người được phỏng vấn, hướng dẫn phỏng vấn, lịch, mẫu phiếu cam kết, v.v.) cũng nên được đưa vào, nhưng không nằm trong giới hạn trang của báo cáo.
  • Tất cả dữ liệu thô thu được trong quá trình này đều thuộc quyền sở hữu của đơn vị ký hợp đồng (Dự án Win-Win for Vietnam).

5. Các sản phẩm mong đợi

  1. Báo cáo khởi động, bao gồm (1) kế hoạch làm việc chi tiết, (2) phương pháp đánh giá chi tiết, (3) danh sách những người phỏng vấn được đề xuất và (4) các công cụ để đánh giá, chẳng hạn như hướng dẫn phỏng vấn, bảng khảo sát, mẫu đồng thuận tham gia nghiên cứu,… (có thể bằng tiếng Anh hoặc tiếng Việt)
  2. Dự thảo báo cáo đánh giá (có thể bằng tiếng Anh hoặc tiếng Việt)
  3. Trình bày các kết quả chính của đánh giá cuối kỳ dự án tại Hội thảo tổng kết dự án sẽ được tổ chức tại thành phố Hà Nội vào thứ sáu, ngày 1 tháng 3 năm 2024.
  4. Báo cáo đánh giá hoàn thiện bằng tiếng Anh tiếng Việt trả lời các câu hỏi đánh giá dựa trên phản hồi về dự thảo báo cáo.
  5. Cơ sở dữ liệu đánh giá bao gồm tất cả dữ liệu chính được thu thập, chẳng hạn như dữ liệu khảo sát, bản ghi chép hoặc ghi chú của các cuộc thảo luận nhóm tập trung, phỏng vấn, ảnh (nếu có), video (nếu có) và tất cả các mẫu phiếu cam kết tương ứng.

6. Hồ sơ và trình độ của chuyên gia tư vấn

Người nộp đơn có thể là cá nhân hoặc nhóm chuyên gia tư vấn.

Các bằng cấp chính cần phải là:

  • (Các) bằng cấp liên quan trong khoa học xã hội hoặc nghiên cứu phát triển
  • Có kinh nghiệm đã được chứng minh và kiến thức trong nghiên cứu định tính và/hoặc định lượng và phương pháp lấy mẫu (ít nhất 3 năm kinh nghiệm)
  • Kinh nghiệm đã được chứng minh trong việc thực hiện đánh giá dự án
  • Hiểu biết và có kinh nghiệm làm việc với các CSOs Việt Nam và khối doanh nghiệp tại Việt Nam
  • Kỹ năng giao tiếp và viết tốt bằng tiếng Anh và tiếng Việt
  • Khả năng trình bày dữ liệu ngắn gọn và rõ ràng đã được chứng minh
  • Kinh nghiệm trước đây trong các nghiên cứu và kỹ năng về sử dụng các công cụ công nghệ truyền thông hiện đại sẽ là một điểm cộng
  • Công khai thông tin xung đột lợi ích (nếu có)

7.  Thời hạn và Thư bày tỏ nguyện vọng

RED mời các nhà tư vấn/nhóm tư vấn quan tâm gửi các tài liệu sau đây trước ngày 05 tháng 10 năm 2023 (giờ Việt Nam):

  1. Thư bày tỏ nguyện vọng nêu rõ khả năng đáp ứng các tiêu chí của Điều khoản tham chiếu này (tối đa 1 trang)
  2. Đề xuất tài chính
  3. (Các) CV của chuyên gia tư vấn hoặc tất cả các thành viên trong nhóm tư vấn
  4. Ít nhất 1 ví dụ về các phần công việc tương tự đã hoàn thành gần đây

Đề xuất cần được gửi đến center@red.org.vn chau.bui@pro-ngo.org với tiêu đề email là “Win-win cho Việt Nam-Đề xuất đánh giá cuối kỳ dự án”. Mọi thắc mắc liên quan đến nghiên cứu vui lòng chuyển đến center@red.org.vn.

8.   Ngân sách & Thanh toán

 Nhà tư vấn phải đệ trình tổng ngân sách trong đề xuất với bảng phân tích chi tiết bao gồm các loại thuế hiện hành của chính phủ. 50% số tiền của hợp đồng sẽ được thanh toán sau khi báo cáo khởi động được phê duyệt, 50% số tiền còn lại sẽ được thanh toán sau khi nộp tất cả các công việc được yêu cầu như đã đề cập tại điểm 5 của Điều khoản tham chiếu này.

 Ngân sách đề xuất cho nhà tư vấn nên bao gồm tất cả các chi phí liên quan, chẳng hạn như phí chuyên môn, đi lại, phương tiện địa phương, v.v.). Ngân sách tối đa cho công việc là 6.490€ (tương đương khoảng 169.486.350 VND (tỷ giá tạm tính: 26.115 VNĐ/1 EUR và có thể thay đổi theo tình hình thực tế) bao gồm tất cả các chi phí và thuế.

9. Khung thời gian dự kiến

(Các) công việc

Thời hạn/Khung thời gian (giờ Việt Nam)

Công bố thông tin tuyển chuyên gia tư vấn độc lập đánh giá cuối kỳ dự án _Bản tham chiếu công việc bằng tiếng Anh và tiếng Việt

15/09/2023

Hạn nộp hồ sơ

05/10/2023

Phỏng vấn để lựa chọn (các) tư vấn phù hợp

13/10/2023

Ký hợp đồng với (các) nhà tư vấn

23/10/2023

Giai đoạn đầu, bao gồm họp khởi động, nộp báo cáo sơ bộ và họp khởi động

30/10/2023

Giai đoạn đánh giá (bao gồm thu thập và phân tích dữ liệu)

Lưu ý: Giai đoạn đánh giá chỉ có thể bắt đầu sau khi báo cáo sơ bộ được nhóm dự án phê duyệt.

31/10/2023 – 19/01/2024

Nộp dự thảo báo cáo đánh giá tiếng Anh hoặc tiếng Việt

02/02/2024

Nhóm dự án phản hồi về dự thảo báo cáo đánh giá

19/02/2024

Nộp bài trình bày về những phát hiện chính của đánh giá dự án cuối kỳ tại Lễ tổng kết dự án vào ngày 01 tháng 03 năm 2024

26/02/2024

Thuyết trình về những kết quả chính của đánh giá dự án cuối kỳ tại Lễ tổng kết dự án tại Hà Nội vào ngày 01/03/2024

01/03/2024

Nộp báo cáo đánh giá cuối kỳ bằng tiếng Anh và tiếng Việt

15/03/2024

Cung cấp toàn bộ cơ sở dữ liệu đánh giá cho nhóm dự án

15/03/2024

 

10. Tiêu chí lựa chọn

  • Phương pháp luận đề xuất
  • Kinh nghiệm liên quan
  • Yêu cầu tài chính với các khoản chi tiết cho mỗi đơn vị
  • Sản phẩm tương tự của nhiệm vụ liên quan trước đó 

11. Việc sử dụng đánh giá giữa kỳ

  • Các tổ chức thực hiện dự án
  • Nhà tài trợ (EU)
  • Một phần của báo cáo đánh giá có thể được đăng tải để chia sẻ các bài học kinh nghiệm và thực tiễn tốt nhất (best practices.

12. Bảo mật và quyền sở hữu dữ liệu 

(Các) nhà tư vấn sẽ đảm bảo rằng nghiên cứu sẽ tôn trọng và bảo vệ các quyền và phúc lợi của người dân và những cộng đồng liên quan, phải chính xác và đáng tin cậy về mặt kỹ thuật, được tiến hành một cách minh bạch và khách quan, đồng thời góp phần vào việc học tập và trách nhiệm giải trình của tổ chức.

Nhà tư vấn sẽ bảo vệ bí mật của những người tham gia cuộc khảo sát ở tất cả các giai đoạn. Tất cả dữ liệu và sản phẩm đều được bảo mật và là tài sản của dự án. Dữ liệu hoặc thông tin từ nghiên cứu này sẽ không được tiết lộ cho bên thứ ba nếu không có sự chấp thuận bằng văn bản của dự án. Nhà tư vấn sẽ bàn giao tất cả cơ sở dữ liệu của quá trình đánh giá này (hồ sơ phỏng vấn, biên bản cuộc họp, kết quả khảo sát, v.v.) cho dự án và sẽ hủy thông tin và tài liệu sau khi tất cả dữ liệu và tài liệu gốc đã được giao cho nhóm dự án vào cuối hợp đồng./.

ĐIỀU KHOẢN THAM CHIẾU

ĐIỀU KHOẢN THAM CHIẾU

Hỗ trợ công tác tài chính cho các tổ chức xã hội thuộc dự án “Win-win for Vietnam”


1. Giới thiệu 
    Từ 1/9/2020, Viện Nghiên cứu Truyền thông Phát triển (gọi tắt là RED) và tổ chức đối tác Pro NGO! (Đức) bắt đầu triển khai dự án “Win-Win For Vietnam -  Thúc đẩy sự hợp tác giữa Khối doanh nghiệp và các tổ chức xã hội vì Trách nhiệm xã hội của Doanh nghiệp và sự Phát triển bền vững”, (gọi tắt là dự án “Win-win for Vietnam), nhằm mục đích thúc đẩy sự hợp tác giữa khối doanh nghiệp và các tổ chức xã hội trong việc thực hiện các hoạt động Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp (Corporate Social Responsibility – CSR), và Tạo giá trị chung (Creating Shared Value – CSV )  hướng đến đạt được các mục tiêu Phát triển bền vững Việt Nam (Vietnam Sustainable Development Goals –VSDGs). Dự án Win-win for Vietnam sẽ góp phần xây dựng một môi trường thuận lợi để các doanh nghiệp hợp tác với các tổ chức xã hội trong việc thực hiện các dự án CSR/CSV hướng đến các mục tiêu PTBV. Dự án sẽ đồng thời nâng cao nhận thức của các bên về CSR/CSV và hỗ trợ nâng cao năng lực cho các tổ chức xã hội Việt Nam trong việc hợp tác với doanh nghiệp. 
    Hiện RED đang tìm kiếm các cán bộ hỗ trợ vòng tài trợ “Kêu gọi sáng kiến hợp tác vì sự phát triển bền vững” cho dự án “Win-win for Viatnam”

2. Mô tả dự án  
    Quá trình tăng trưởng kinh tế nhanh chóng của Việt Nam tạo ra nhiều vấn đề phát triển. Để giải quyết các vấn đề và đạt được các mục tiêu PTBV cần có nguồn lực rất lớn trong khi ngân sách Nhà nước còn hạn chế, do đó cần sự tham gia và phối hợp giữa các chủ thể khác nhau ở tất cả các cấp, bao gồm 
các cơ quan chính phủ, các tổ chức xã hội, khối tư nhân và cộng đồng. Quan trọng hơn, các nguồn lực cần được phân bổ hiệu quả cho các vấn đề ưu tiên của đất nước để đối phó hiệu quả với những thách thức lớn. 
    Các tổ chức xã hội Việt Nam đang gặp khó khăn và thiếu nguồn lực để tham gia giải quyết các vấn đề xã hội. Trong khi đó, khối doanh nghiệp dần quan tâm đến việc đóng góp vào sự phát triển thông qua các hoạt động trách nhiệm xã hội (CSR) và Tạo giá trị chung (CSV). Một số công ty lớn ở Việt Nam đã áp dụng hoạt động CSV trong chiến lược của họ, mang lại hiệu quả về xây dựng thương hiệu và lợi ích kinh tế dài hạn. CSR/CSV có thể là một cơ hội để huy động nguồn lực từ doanh nghiệp giải quyết các vấn đề xã hội.  Tuy nhiên, việc thực hiện các chương trình trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp Việt Nam vẫn còn manh mún, chưa chuyên nghiệp, phần lớn các hoạt động tập trung vào công tác từ thiện, những sự kiện riêng lẻ, chưa có sự kết nối với các bên liên quan. Bản thân doanh nghiệp chưa có cái nhìn tổng thể về PTBV, dẫn đến các giải pháp thúc đẩy giải quyết những vấn đề địa phương chưa được xác định rõ. 
    Trong bối cảnh đó, RED hợp tác với tổ chức Pro NGO!, đề xuất dự án Win-win for Vietnam, nhằm thúc đẩy sự hợp tác giữa khối doanh nghiệp và các tổ chức xã hội trong việc thực hiện các hoạt động CSR/CSV. Dự án đã được Phái đoàn Liên minh Châu Âu tại Việt Nam đồng tài trợ và bắt đầu triển khai từ 1/9/2020 – 29/2/2024. Mục đích của dự án là Thúc đẩy sự hợp tác giữa Khối doanh nghiệp và các tổ chức xã hội trong việc thực hiện các hoạt động CSR, CSV hướng đến đạt được các mục tiêu PTBV. 
Dự án gồm 3 hợp phần: 
     (1) Tăng cường năng lực của các tổ chức xã hội và các doanh nghiệp ở Việt Nam trong việc hợp tác thực hiện các dự án CSR/CSV hướng tới đạt được các mục tiêu PTBV.
     (2) Xây dựng một mô hình hợp tác hiệu quả giữa khối doanh nghiệp và các tổ chức xã hội ở Việt Nam trong việc thực hiện các hoạt động CSR/CSV. 
     (3) Nâng cao nhận thức của các bên liên quan về về PTBV và sự hợp tác CSR/CSV hướng tới đạt  được các mục tiêu PTBV.
Trong hợp phần 2, dự án sẽ thành lập một Hội đồng cố vấn nhằm thúc đẩy sự hợp tác giữa các doanh nghiệp và các tổ chức xã hội. Bên cạnh đó, dự án sẽ tổ chức vòng tài trợ thường niên “Kêu gọi sáng kiến hợp tác vì sự phát triển bền vững” để lựa chọn và trao tài trợ cho 10 dự án của các tổ chức xã hội. Các tổ chức được lựa chọn sẽ được cấp ngân sách từ dự án (tối đa 10.000 EUR) để triển khai các sáng kiến.

3. Mục đích công việc
Mục đích công việc của cán bộ hỗ trợ trong hoạt động này gồm hỗ trợ kế toán dự án để bảo đảm với chất lượng cao các tiêu chí: 
- Giúp ngân sách của các Subgrant sau khi được lựa chọn trao tài trợ phù hợp với quy định của dự án và tuân thủ Quy định tài chính.
- Giúp các chi tiêu, hồ sơ tài chính của các Subgrant được tuân thủ đúng quy định.
- Góp phần nâng cao năng lực về tài chính cho các Subgrant.

4. Phạm vi công việc
Tư vấn và trợ lý thực hiện những hoạt động sau: 
- Cùng kế toán RED rà soát, kiểm tra ngân sách của các Subgrant đã nộp đề xuất
- Tư vấn về nội dung hợp đồng ký với các Subgrant.
- Hỗ trợ các Subgrant trong giai đoạn thực hiện dự án về mặt tài chính.
- Các buổi tư vấn, họp chung/ hoặc riêng của tư vấn cùng kế toán dự án và kế toán Subgrant được thực hiện để hướng dẫn, giải đáp thắc mắc, tư vấn về hồ sơ tài chính.
- Phối hợp với kế toán rà soát, kiểm tra báo cáo, tập hợp, sắp xếp hồ sơ chứng từ; yêu cầu bổ sung hồ sơ, chứng từ;

5. Kết quả đầu ra
- Các chi tiêu của Subgrant được rà soát lại và tập hợp hồ sơ (bản photo) cùng báo cáo tài chính một cách đầy đủ, thứ tự.
6. Khung thời gian
Dự kiến từ tháng 2/2022 – 02/2024
Khung thời gian có thể được thảo luận thêm khi lựa chọn chuyên gia.
7. Yêu cầu chuyên môn
•    Kiến thức: Tốt nghiệp Đại học trở lên, hệ chính quy, chuyên ngành kế toán, tài chính, thuế. Có kiến thức tốt và ưu tiên có nhiều kinh nghiệm tài chính NGO, nhà nước.
•    Kỹ năng: Kế toán, kiểm toán, sử dụng thành thạo Tin học Văn phòng, kỹ năng truyền đạt, phân tích và tổng hợp báo cáo;
•    Thái độ: Trung thực, nhiệt tình, cẩn thận, có tinh thần trách nhiệm.

9. Nộp hồ sơ
Các chuyên gia/nhóm chuyên gia quan tâm xin mời gửi hồ sơ theo email tuyendung@red.org.vn hoặc gửi bản cứng tới địa chỉ P.707 tòa nhà 142 Lê Duẩn, Hà Nội  trước 10/06/2022.
Hồ sơ gồm: 
-  CV của chuyên gia tham gia
- Các tài liệu có liên quan đến nhiệm vụ tương tự (nếu có)

10.  Tiêu chuẩn đạo đức và Sở hữu trí tuệ
    Các chuyên gia cần dảm bảo format được xây dựng và tiến hành trên cơ sở tôn trọng và bảo về các quyền và lợi ích của người dân và cộng đồng liên quan; đảm bảo tính chính xác và tin cậy, được thực hiện minh bạch, công bằng, thể hiện trách nhiệm giải trình.
    Tất cả các sản phẩm được xây dựng sẽ thuộc quyền sở hữu của dự án. Các chuyên gia sẽ không được phép, nếu không có sự cho phép bằng văn bản, trình bày bất kỳ kết quả phân tích nào với tư cách cá nhân hoặc sử dụng kết quả nghiên cứu cho mục đích công bố riêng./.


[1] Khái niệm Tạo giá trị chung (Creating Shared Value - CSV) được giới thiệu lần đầu vào năm 2006 bởi Giáo sư Michael E. Porter và Giáo sư Mark R. Kramer trên Tạp chí Harvard Business Review (HBR). Đây là một hướng tiếp cận mới nhằm xây dựng doanh nghiệp gắn liền với xã hội bền vững.

Theo đó, Giá trị chung (Shared Value) có thể được hiểu là các chính sách và hoạt động thực tiễn nhằm tăng cường năng lực cạnh tranh của một doanh nghiệp trong khi đồng thời nâng cao các điều kiện kinh tế và xã hội ở cộng đồng mà doanh nghiệp đó hoạt động.

 

Điều khoản tham chiếu: Cố vấn các tổ chức xã hội cho dự án “Win-win for Vietnam”

1. Giới thiệu
Từ 1/9/2020, Viện Nghiên cứu Truyền thông Phát triển (gọi tắt là RED) và tổ chức đối tác Pro NGO! (Đức) bắt đầu triển khai dự án “Win-Win For Vietnam - Thúc đẩy sự hợp tác giữa Khối doanh nghiệp và các tổ chức xã hội vì Trách nhiệm xã hội của Doanh nghiệp và sự Phát triển bền vững”, (gọi tắt là dự án “Win-win for Vietnam), nhằm mục đích thúc đẩy sự hợp tác giữa khối doanh nghiệp và các tổ chức xã hội trong việc thực hiện các hoạt động Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp (Corporate Social Responsibility – CSR), và Tạo giá trị chung (Creating Shared Value – CSV 1 ) hướng đến đạt được các mục tiêu Phát triển bền vững Việt Nam (Vietnam Sustainable Development Goals –VSDGs). Dự án Win-win for Vietnam sẽ góp phần xây dựng một môi trường thuận lợi để các doanh nghiệp hợp tác với các tổ chức xã hội trong việc thực hiện các dự án CSR/CSV hướng đến các mục tiêu PTBV. Dự án sẽ đồng thời nâng cao nhận thức của các bên về CSR/CSV và hỗ trợ nâng cao năng lực cho các tổ chức xã hội Việt Nam trong việc hợp tác với doanh nghiệp. Hiện RED đang tìm kiếm các chuyên gia/ nhóm chuyên gia xây dựng format Hội đồng cố vấn và vòng tài trợ “Kêu gọi sáng kiến hợp tác vì sự phát triển bền vững” cho dự án “Win-win for Vietnam”

2. Mô tả dự án
Quá trình tăng trưởng kinh tế nhanh chóng của Việt Nam tạo ra nhiều vấn đề phát triển. Để giải quyết các vấn đề và đạt được các mục tiêu PTBV cần có nguồn lực rất lớn trong khi ngân sách Nhà nước còn hạn chế, do đó cần sự tham gia và phối hợp giữa các chủ thể khác nhau ở tất cả các cấp, bao gồm các cơ quan chính phủ, các tổ chức xã hội, khối tư nhân và cộng đồng. Quan trọng hơn, các nguồn lực cần được phân bổ hiệu quả cho các vấn đề ưu tiên của đất nước để đối phó hiệu quả với những thách thức lớn.

Các tổ chức xã hội Việt Nam đang gặp khó khăn và thiếu nguồn lực để tham gia giải quyết các vấn đề xã hội. Trong khi đó, khối doanh nghiệp dần quan tâm đến việc đóng góp vào sự phát triển thông qua các hoạt động trách nhiệm xã hội (CSR) và Tạo giá trị chung (CSV). Một số công ty lớn ở Việt Nam đã áp dụng hoạt động CSV trong chiến lược của họ, mang lại hiệu quả về xây dựng thương hiệu và lợi ích kinh tế dài hạn. CSR/CSV có thể là một cơ hội để huy động nguồn lực từ doanh nghiệp giải quyết các vấn đề xã hội. Tuy nhiên, việc thực hiện các chương trình trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp Việt Nam vẫn còn manh mún, chưa chuyên nghiệp, phần lớn các hoạt động tập trung vào công tác từ thiện, những sự kiện riêng lẻ, chưa có sự kết nối với các bên liên quan. Bản thân doanh nghiệp chưa có cái nhìn tổng thể về PTBV, dẫn đến các giải pháp thúc đẩy giải quyết những vấn đề địa phương chưa được xác định rõ.

Trong bối cảnh đó, RED hợp tác với tổ chức Pro NGO!, đề xuất dự án Win-win for Vietnam, nhằm thúc đẩy sự hợp tác giữa khối doanh nghiệp và các tổ chức xã hội trong việc thực hiện các hoạt động CSR/CSV. Dự án đã được Phái đoàn Liên minh Châu Âu tại Việt Nam đồng tài trợ và bắt đầu triển khai từ 1/9/2020 – 29/2/2024. Mục đích của dự án là Thúc đẩy sự hợp tác giữa Khối doanh nghiệp và các tổ chức xã hội trong việc thực hiện các hoạt động CSR, CSV hướng đến đạt được các mục tiêu PTBV.

Dự án gồm 3 hợp phần:
(1) Tăng cường năng lực của các tổ chức xã hội và các doanh nghiệp ở Việt Nam trong việc hợp tác thực hiện các dự án CSR/CSV hướng tới đạt được các mục tiêu PTBV.
(2) Xây dựng một mô hình hợp tác hiệu quả giữa khối doanh nghiệp và các tổ chức xã hội ở Việt Nam trong việc thực hiện các hoạt động CSR/CSV.
(3) Nâng cao nhận thức của các bên liên quan về về PTBV và sự hợp tác CSR/CSV hướng tới đạt được các mục tiêu PTBV.

Trong hợp phần 2, dự án sẽ thành lập một Hội đồng cố vấn nhằm thúc đẩy sự hợp tác giữa các doanh nghiệp và các tổ chức xã hội. Bên cạnh đó, dự án sẽ tổ chức vòng tài trợ thường niên “Kêu gọi sáng kiến hợp tác vì sự phát triển bền vững” để lựa chọn và trao tài trợ cho 10 dự án của các tổ chức xã hội.

3. Mục đích công việc
Mục đích công việc của cố vấn trong hoạt động này bao gồm: Tư vấn, cố vấn về nội dung, cách lập hồ sơ dự án cho các tổ chức trong khuôn khổ dự án Win-win for Vietnam

4. Phạm vi công việc

  • Chuyên gia thực hiện những hoạt động sau:
  • Họp bàn, trao đổi để hiểu mong muốn, nguyện vọng của các tổ chức đang viết đề xuất dự án về hợp tác giữa khối doanh nghiệp và các tổ chức xã hội thực hiện trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp (CSR) và các mục tiêu phát triển bền vững;
  • Cùng các tổ chức phân tích ý tưởng để triển khai từ ý tưởng thành nội dung;
  • Trao đổi các tổ chức để cố vấn/định hướng/đề xuất nội dung phù hợp;
  • Gặp gỡ, trao đổi với các doanh nghiệp, tổ chức xã hội (thông qua các sự kiện thuộc khuôn khổ dự án như Networking Event, các hội thảo doanh nghiệp, các Talk, tập huấn, các buổi gặp gỡ riêng để nắm bắt nguyện vọng, khả năng hợp tác của doanh nghiệp với các tổ chức xã hội về lĩnh vực mà doanh nghiệp có thể hợp tác; có thể tư vấn, giới thiệu tổ chức xã hội phù hợp với lĩnh vực của doanh nghiệp;
  • Tổng hợp ý kiến, tư vấn sâu khi cần thiết.

5. Kết quả đầu ra

  • Nâng cao năng lực, khả năng triển khai từ ý tưởng, thiết kế dự án của các tổ chức xã hội;
  • Tạo điều kiện, thúc đẩy cho các tổ chức xã hội (nhất là ở các địa phương vùng sâu, vùng xa), các HTX tiếp cận với doanh nghiệp, xa hơn là có thể tiếp cận các nguồn tài trợ (có thể cả bằng tiền, hiện vật hoặc con người) để nâng cao khả năng hiện thực hóa các ý tưởng, đề xuất phát triển bền vững của các tổ chức xã hội và doanh nghiệp.

6. Khung thời gian
Dự kiến từ tháng 8/2022 – 02/2024
Khung thời gian có thể được thảo luận thêm khi lựa chọn chuyên gia nghiên cứu.

7. Yêu cầu chuyên môn

  • Kiến thức: Tốt nghiệp Đại học trở lên, hệ chính quy, chuyên ngành Truyền thông, Báo chí, Luật... có kiến thức tốt và có kinh nghiệm trong lĩnh vực phát triển bền vững
  • Ưu tiên có mối quan hệ/ mạng lưới liên kết với các doanh nghiệp
  • Kỹ năng: Sử dụng thành thạo Tin học Văn phòng, Kỹ năng giao tiếp, đàm phán, thương lượng, thuyết phục, phân tích và tổng hợp báo cáo; kỹ năng triển khai nội dung; kỹ năng lập chiến lược. Khả năng chịu được áp lực công việc cao; …
  • Thái độ: Trung thực, nhiệt tình, nhanh nhẹn, linh hoạt, có tinh thần trách nhiệm.

9. Nộp hồ sơ
Các chuyên gia/nhóm chuyên gia quan tâm xin mời gửi hồ sơ theo email tuyendung@red.org.vn hoặc gửi bản cứng tới địa chỉ P.707 tòa nhà 142 Lê Duẩn, Hà Nội trước 10/06/2022.
Hồ sơ gồm:

  • CV của chuyên gia tham gia
  • Các tài liệu có liên quan đến nhiệm vụ tương tự (nếu có)

10. Tiêu chuẩn đạo đức và Sở hữu trí tuệ
Các chuyên gia cần dảm bảo format được xây dựng và tiến hành trên cơ sở tôn trọng và bảo về các quyền và lợi ích của người dân và cộng đồng liên quan; đảm bảo tính chính xác và tin cậy, được thực hiện minh bạch, công bằng, thể hiện trách nhiệm giải trình.

Tất cả các sản phẩm được xây dựng sẽ thuộc quyền sở hữu của dự án. Các chuyên gia sẽ không được phép, nếu không có sự cho phép bằng văn bản, trình bày bất kỳ kết quả phân tích nào với tư cách cá nhân hoặc sử dụng kết quả nghiên cứu cho mục đích công bố riêng./.

Truyền thông có đang cổ xúy cho “Bất bình đẳng giới”?

"Bạn chỉ giữ được chồng khi biết nấu ăn ngon!", "Bạn chỉ có thể thành công khi biết giặt đồ sạch!"?

📢 Chắc hẳn mọi người đã từng nghe đâu đó những câu nói trên trong vài lần xem quảng cáo trên TV. PR, quảng cáo là những hình thức tiếp cận, truyền tải thông tin vô cùng phổ biến cũng như có khả năng tác động đến suy nghĩ, hành động của công chúng theo nhiều hướng khác nhau. Tuy nhiên, một số các bài báo, poster, banner, TVC,... hiện nay lại vô tình chứa đựng những hình ảnh bất bình đẳng giới, làm tăng thêm sự rập khuôn, định kiến về giới cho mọi người, đặc biệt là thế hệ trẻ. Hãy cùng RED điểm qua một số đặc điểm ở dưới đây:

❌ “Sexy lady” và lạm dụng hình thể phụ nữ trên các kênh quảng cáo: Chúng ta có thể dễ dàng nhìn thấy hình ảnh người phụ nữ "gợi cảm", "mát mẻ" trong một quảng cáo trên tivi hay trong những trò chơi online (mặc dù số lượng nam giới tham gia game nhiều hơn nữ giới). Cơ thể của phụ nữ trở thành “nguồn tài nguyên” phục vụ cho việc quảng cáo của các nhãn hàng và đem lại lợi nhuận cho nhiều doanh nghiệp. Chúng ta thật sự có thể thờ ơ để phụ nữ bị xúc phạm như vậy ư? Tất nhiên là không!

❌ Hình ảnh nữ giới trong vai trò làm nền cho sản phẩm: Trong một số gameshow, hình ảnh nữ giới xuất hiện với vai trò làm người mẫu, hỗ trợ chương trình nhưng thực chất chỉ là làm nền cho việc quảng cáo sản phẩm. Với cách truyền thông này, người xem có thể có chung một cảm giác: Phụ nữ phù hợp với việc làm đẹp, trở thành “trang sức” cho các giá trị khác. Có bao giờ bạn đặt ra câu hỏi "Tại sao những người đứng cạnh sản phẩm không phải là đàn ông?"

❌ Hình ảnh nữ giới trong quảng cáo củng cố định kiến về vai trò của họ: Hầu hết các quảng cáo về nước lau sàn, chất tẩy rửa, bột giặt đều có sự xuất hiện của nữ giới – là nhân vật chính…Việc lạm dụng hình ảnh nữ giới trong các quảng cáo về sản phẩm gia dụng ngầm định một thông điệp: Nội trợ, chăm sóc gia đình là vai trò của nữ giới. Khi chúng ta đặt trách nhiệm đó lên vai người phụ nữ, nghĩa là giảm bớt thời gian nghỉ ngơi, học tập, tham gia các hoạt động xã hội của nữ giới và giảm dần khả năng chăm sóc của nam giới. Trong khi đó, chăm sóc gia đình là công việc chung của mọi thành viên, không phải chỉ có phụ nữ mới nên làm việc nhà.

❌ Hình ảnh nam giới gắn với sự nổi trội như một đặc quyền: Với các quảng cáo sản phẩm công nghệ, nữ giới thường xuất hiện cùng đồ điện tử gia dụng - gắn với công việc nội trợ (như máy giặt, nồi cơm điện, tủ lạnh,…), còn nam giới gắn với các sản phẩm giải trí như tivi, điện thoại công nghệ cao. Trong những phim quảng cáo trên, nam giới vẫn luôn được nhìn nhận với những đặc tính: thông minh, nhanh nhẹn và mạnh mẽ. Họ được đánh giá cao về khả năng sáng tạo hơn là khả năng chăm sóc, họ gắn với không gian lao động trí tuệ, có thu nhập cao hơn là không gian nội trợ, không có thu nhập. Với cách phân chia không gian, vai trò và trách nhiệm như vậy, chúng ta đang góp phần duy trì và cổ xúy khuôn mẫu giới, mà trong đó luôn có sự hiện diện “đặc quyền” của nam giới. Tại sao phụ nữ không thể là một nhà khoa học, bác sĩ, .., mà chỉ có thể vào vai nội trợ?

📌 Suy cho cùng, Quảng cáo có tác động mạnh mẽ đến mọi mặt của đời sống. Nó có thể đi xa hơn mục đích tiêu thụ sản phẩm, là phản ánh văn hóa của một cộng đồng người, và có khả năng định hướng dư luận về những nét chuẩn mực mới. Nó cũng cung cấp cho người xem những hình mẫu lý tưởng trong xã hội (ở một phương diện nào đó), những chuẩn mực cần hướng tới của số đông. Vì vậy, người làm Marketing cần có hiểu biết chính xác về giới cũng như có trách nhiệm chung tay "xóa bỏ định kiến giới" trong truyền thông. Vì một cộng đồng mà ai ai cũng bình đẳng!

Nguồn tham khảo: Tài liệu Truyền thông có nhạy cảm giới (CSAGA - OXFAM): https://oxfamblogs.org/vietnam/wp-content/uploads/2012/07/truyen-thong-nhay-cam-gioi-final-out-0405.pdf

“Nỗi lòng” của Marketers về bình đằng giới trong truyền thông

📌 Việc đưa các vấn đề xã hội trong những chiến lược truyền thông không chỉ là câu chuyện “nghề” của marketers, mà nó còn là một câu chuyện khác rộng hơn thế. Chẳng hạn khi nói đến TVC, đầu tiên người làm nội dung phải đứng dưới góc độ một marketer trước đã, rồi sau đó mới mới cân nhắc đến những vai trò khác như nhà hoạt động xã hội (social activist) hay nhà giáo dục (educator).

 

🎯 Khách hàng mục tiêu vẫn là mối quan tâm hàng đầu của marketers. Để bán được một gói hạt nêm, marketer phải hiểu được suy nghĩ của các bà nội trợ, và vai trò của họ trong các góc nhìn của xã hội. Cụ thể, câu chuyện trong TVC là câu chuyện của một xã hội thu nhỏ, định kiến - chuẩn mực trong xã hội như thế nào thì sẽ được phản ánh lên TVC như thế ấy. Ví dụ, marketers thường thuyết phục các bà nội trợ rằng việc nêm nếm bằng hạt nêm ngon sẽ khiến người chồng mê cơm vợ nấu, việc này bắt nguồn từ insights (sự thật ngầm hiểu) là phụ nữ muốn nấu ăn ngon để chăm sóc chồng và giữ gìn hạnh phúc gia đình. Nếu marketers thay đổi thông điệp (vai trò của người chồng và người vợ), có thể khách hàng mục tiêu sẽ không quan tâm, bởi họ không “nhìn thấy mình trong đó”, không tìm thấy sự liên kết giữa gia đình của mình và gia đình trên TVC cũng như với sản phẩm.

⁉️ Vậy làm sao để marketers giải quyết bài toán này?

❌ Người làm truyền thông tiếp thị luôn có nhiều áp lực bủa vây: doanh số, sự sáng tạo, kỳ vọng từ các bên liên quan... Tương tự, vấn đề xã hội hiện nay cũng vô số kể: ô nhiễm môi trường, tệ nạn xã hội, bình đẳng giới... Chúng ta không thể đặt mọi trách nhiệm lên vai của các marketer.

⭐️ Tuy nhiên, nhìn theo góc độ tích cực, xã hội chúng ta ngày càng hiện đại, người tiêu dùng ngày càng “cởi mở” trong suy nghĩ thì marketers càng có nhiều cơ hội để phát triển các nội dung vừa mới vừa phù hợp với xã hội. Họ phải rời bỏ những hướng đi cũ để tận dụng các nền tảng lối sống (lifestyle platform) mới, đóng góp vào việc truyền cảm hứng cho thế hệ trẻ.💡 Nghĩ khác đi, sáng tạo nội dung mới hơn, vượt khỏi vòng an toàn là những hành động mà người làm marketing có thể thực hiện để xây dựng các chiến dịch quảng cáo mang đến thông điệp tích cực hơn, bao gồm cả vấn đề bình đẳng giới.

CSV & CSR khác nhau ra sao?

Ở bài viết trước, CSVhub đã phân tích những thách thức và cơ hội mà doanh nghiệp phải đối mặt trong thời điểm dịch COVID-19 đang diễn biến ngày một phức tạp. Mặc dù tồn tại không ít khó khăn, đây có thể xem như “thời cơ vàng” để doanh nghiệp nâng cao danh tiếng thông qua việc thực hiện trách nhiệm xã hội (CSR - Corporate Social Responsibility) của mình, thế nhưng câu chuyện không hề đơn giản, nhất là với các doanh nghiệp vừa và nhỏ. 

Bởi lẽ, CSR thường thiên về trách nhiệm, xuất phát từ nhu cầu xã hội nhiều hơn nhưng lại khiến doanh nghiệp tốn kém chi phí. Chưa kể CSR có xu hướng tập trung vào danh tiếng và thương hiệu, ít có mối liên hệ với hoạt động chính của doanh nghiệp, vì vậy rất khó để duy trì dài hạn. CSR dường như chỉ khả thi ở hiện tại với các doanh nghiệp lớn sở hữu ngân sách rộng rãi. Trong khi đó, CSV (Creating Shared Value – Tạo ra các giá trị chia sẻ) có thể áp dụng cho nhiều ngành nghề và quy mô doanh nghiệp. Đây là mô hình kinh doanh đồng thời tạo ra giá trị xã hội (giáo dục, môi trường, bình đẳng giới…) và giá trị kinh tế một cách bền vững với cả doanh nghiệp và cộng đồng. 

“Cha đẻ” của ý tưởng này - giáo sư Mark Kramer và Michael Porter (Đại học Harvard, Mỹ) cho biết CSV là cách tiếp cận mới trong chiến lược thực hiện CSR, giúp tăng cường vai trò của doanh nghiệp trong việc giải quyết các vấn đề xã hội, tăng cường khả năng cạnh tranh, đồng thời thúc đẩy sự tiến bộ của những điều kiện kinh tế xã hội, đem lại lợi ích cho cả cộng đồng và doanh nghiệp một cách bền vững. Bằng cách tạo ra những giá trị chia sẻ mà không cần phải “bỏ tiền lấy tiếng”, CSV nâng cao sức cạnh tranh của các quốc gia tầm trung như Việt Nam khi tham gia sân chơi toàn cầu hóa.

CSV là gì?

Đối với đại đa số doanh nghiệp, muốn thực hiện CSR thông qua các hoạt động từ thiện, quyên góp hay marketing đòi hỏi phải có nguồn lực tài chính vững chắc để có được thành quả trong dài hạn. Trong khi đó đối với các doanh nghiệp lớn, CSR không thôi vẫn chưa đủ. Thực tế ấy đặt ra nhu cầu về một chiến lược dựa trên các giá trị cùng chia sẻ giữa doanh nghiệp và các bên liên quan. 

Để đi sâu và vượt xa hơn khái niệm CSR trước đó, Porter & Kramer (2006) đề xuất khung chiến lược thực hành mới mang tên “Tạo lập giá trị chia sẻ” (Creating Shared Values - CSV) mang tính đổi mới và có thể được xem như hướng dẫn thực hiện CSR một cách có chiến lược hơn và chuyên sâu hơn cho các doanh nghiệp với định hướng trọng tâm cụ thể là xây dựng chiến lược kinh doanh có trách nhiệm cho các doanh nghiệp nhưng cũng “đồng thời nhìn nhận và giải quyết các nhu cầu và thách thức của xã hội”. 

Một chiến lược CSV thành công sẽ tạo ra tác động tích cực cho xã hội, đồng thời sinh ra giá trị kinh tế cho doanh nghiệp để từ đó mở rộng kinh doanh và tiếp tục tạo ra các tác động mới hơn lên cộng đồng. CSV yêu cầu doanh nghiệp thay đổi cách tiếp cận với thị trường. Khác với cách kinh doanh truyền thống, doanh nghiệp sẽ cần quan tâm nhiều hơn tới các giá trị mà doanh nghiệp có thể chia sẻ với cộng đồng, với dân cư xung quanh và các bên liên quan trước khi thiết lập các mục tiêu lợi nhuận, doanh thu và thị phần.

CSR là gì?

Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp ( Corporate social responsibility), còn được gọi là CSR, là cam kết của doanh nghiệp đối với đạo đức kinh doanh và những đóng góp vào phát triển kinh tế bền vững. Từ đó nâng cao chất lượng cuộc sống, cộng đồng địa phương và xã hội nói chung. 

🤝 Để hướng đến việc phát triển bền vững, CSR không chỉ là một vài hoạt động tài trợ nhỏ lẻ mà cần một tầm nhìn dài hạn, một hành trình dài đòi hỏi sự kiên nhẫn và tận tâm từ mục đích đến cách thức triển khai. CSR một cách đúng đắn và chỉnh chu giúp doanh nghiệp có thể bảo vệ danh tiếng, đồng thời gia tăng lợi thế cạnh tranh so với đối thủ, giúp xây dựng hình ảnh đẹp trong lòng công chúng.

🤝 Doanh nghiệm có trách nhiệm xã hội tốt sẽ tạo dựng được không chỉ danh tiếng bền vững với khách hàng mà còn có thể mang lại các giá trị kinh tế dài lâu. CSR đang là một trong các tiêu chí có tầm ảnh hưởng trong việc đánh giá điểm thầu cũng như định giá trị doanh nghiệp khi tham gia thị trường kinh tế quốc tế.