Truyền thông nâng cao kiến thức, áp dụng các giải pháp khoa học và công nghệ tiên tiến trong chăn nuôi gia súc bản địa theo hướng hữu cơ nhằm cải thiện sinh kế cho cộng đồng người dân tộc thiểu số tại huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên
Tổ chức đề xuất: Viện Nghiên cứu Môi trường và Các vấn đề xã hội
Viện Nghiên cứu Môi trường và Các vấn đề xã hội nghiên cứu khoa học trong các lĩnh vực môi trường, nông nghiệp và các vấn đề xã hội-sự tác động và mối quan hệ; tư vấn, phản biện, giám định các đề tài, dự án, chương trình về môi trường, nông nghiệp và các vấn đề xã hội.
Mục tiêu:
Đánh giá được thực trạng về năng suất chăn nuôi, nhận thức của người dân về các kỹ thuật mới trong việc nâng cao năng suất chăn nuôi gia súc bản địa và vai trò của chăn nuôi gia súc bản địa đến sinh kế của cộng đồng các dân tộc thiểu số; tổ chức hội thảo, tập huấn, tuyên truyền các giải pháp công nghệ chăn nuôi tiên tiến, phù hợp với điều kiện sinh thái tại địa phương nhằm nâng cao năng suất, chất lượng đàn gia súc bản địa theo hướng hữu cơ, an toàn dịch bệnh và giảm thiểu ô nhiễm môi trường. Sau dự án, tổ chức mong muốn xây dựng được mô hình chăn nuôi lợn và gà bản địa theo phương pháp hữu cơ, đào tạo được 120 người hiểu được kỹ thuật chăn nuôi tiên tiến, trong đó có 15 - 20 cán bộ kỹ thuật nòng cốt, thành thạo kỹ thuật chăn nuôi mới tại các thôn bản hướng dẫn kỹ thuật chăn nuôi lợn, gà bản địa cho đồng bào các dân tộc thiểu số và tạo thêm được 30 – 40 việc làm cho phụ nữ từ việc phát triển các mô hình chăn nuôi, nâng cao vị thế của người phụ nữ trong đời sống xã hội của đồng bào các dân tộc thiểu số
Kết quả đầu ra:
01 Báo cáo khoa học về thực trạng nhận thức của người dân về các kỹ thuật mới trong việc nâng cao năng suất chăn nuôi vật nuôi bản địa và ảnh hưởng của dịch bệnh Covid 19 đến sinh kế của cộng đồng các dân tộc thiểu số; 01 cuộc Hội thảo khoa học về các giải pháp nâng cao kiến thức áp dụng công nghệ chăn nuôi tiên tiến, phù hợp với điều kiện sinh thái tại địa phương nhằm nâng cao năng suất, chất lượng đàn lợn, gà bản địa theo hướng hữu cơ, an toàn dịch bệnh và giảm thiểu ô nhiễm môi trường; 03 lớp tập huấn kỹ thuật theo phương pháp ''Learning by Doing" tại các mô hình cho 120 người dân của 2 xã về phương pháp chăn nuôi tiên tiến phù hợp với điều kiện sinh thái tại địa phương; 30 băng rôn, 200 cuốn sổ tay, 300 tờ rơi hướng dẫn kỹ thuật chăn nuôi lợn, gia cầm bản địa năng suất cao gắn với phương pháp sử dụng QR code quảng cáo sản phẩm sạch từ chăn nuôi lợn, gia cầm đặc sản theo hướng hữu cơ từ dự án; 01 video tóm tắt kết quả dự án, 1 - 2 chương trình phát thanh, truyền hình của huyện Đinh Hóa, 1 - 2 bài báo được đăng trên báo in của tỉnh Thái Nguyên tuyên truyền về dự án